10 lý do để Internet không thể thay thế thư viện

Theo Mathew Arnlod, một tác giả người Anh, “đọc” được coi là một hành động “văn hóa”. Từ kết quả điều tra việc đọc của học sinh trên toàn nước Mỹ, một thực tế đáng buồn là cả tình hình chung và nền văn hóa đều bị ảnh hưởng. Hơn nữa, với tác động của cơn lốc Internet hóa các trường học, đặc biệt là các trường cao đẳng và đại học càng làm cho tình hình càng thêm xấu đi. Các thư viện càng thêm khó khăn khi những quan niệm của các quan chức cao cấp trong ngành giáo dục cho là Internet làm cho thư viện bị lỗi thời. Với nỗ lực cải thiện tình hình hoạt động đọc, và quan trọng hơn cả là thay đổi những quan niệm gây nhầm lẫn tai hại trong việc Internet hóa của những vị lãnh đạo, dưới đây là 10 nguyên do khiến Internet không thể là một sự thay thế hoàn thiện cho 1 thư viện.

1. Internet không phải là kho tài nguyên vô tận

Có hơn 1 tỉ trang web không thể tiếp cận được so với 4.285.199.774 trang tồn tại trên Internet (theo thống kê của Google), những trang web đó vẫn không thể được hiển thị cho dù vẫn được trình bày trên kết quả khi thực hiện việc tìm kiếm. Hơn nữa, rất hiếm tài nguyên có giá trị được cung cấp miễn phí trên Internet. Số tạp chí được đưa lên Internet chỉ chiếm khoảng 8% và số lượng sách còn ít hơn rất nhiều. Tất cả những tài nguyên đó đều rất mắc. Người ta sẽ phải trả một số tiền rất lớn, hàng triệu USD để có được những tạp chí như Journal of Biochemistry, Physics Today, Journal of American History và những cuốn sách đã được giới thiệu trên Internet.

2. Tìm kiếm trên Internet – Tìm kim đáy biển

Internet giống như một kho khổng lồ không được tổ chức, sắp xếp. Người ta khôngthể tìm kiếm tất cả các trang Web cho dù có sử dụng hàng loạt các bộ máy tìm kiếm lớn như Hotbot, Lycos, Dogpile, Infoseek,… Các trang Web thường công bố có thể tìm kiếm thấy tất cả mọi thứ nhưng thực ra kết quả không đáp ứng được như vậy. Hơn thế nữa, những kết quả do các bộ máy tìm kiếm đó mang lại lại không được cập nhật thường xuyên theo định kỳ hàng ngày, hàng tuần hay thậm chí hàng tháng đúng như những lời quảng cáo. Nếu một người cán bộ thư viện nói rằng: “Đây là 10 bài báo về người Mỹ bản xứ, chúng tôi có 40 bài khác và sẽ cung cấp cho bạn nếu bạn tìm bằng cách khác hoặc tìm từ các thư viện khác”, kết quả là không làm thỏa mãn được nhu cầu của độc giả. Tuy nhiên, khi tìm trên Internet, người ta cũng gặp những tình trạng tương tự nhưng chẳng ai để tâm.

3. Không được kiểm soát

Những thông tin Internet là đóng vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày nhưng ngoài những thông tin chính xác về khoa học, y tế, lịch sử,… trên Internet còn có rất nhiều những thông tin rác. Khi những bạn trẻ không được giáo dục về các địa chỉ không lành mạnh, họ sẽ học đòi theo những xu hướng chính trị từ trang Web Tự Do (Freeman) hoặc bắt chước thái độ phân biệt chủng tộc như những trang Web cực đoan (Klan). Chưa và dường như sẽ không có bất kỳ một sự giám sát nào được thực hiện đối với đăng thông tin trên Web. Trái với ở thư viện nơi những ấn phẩm không có giá trị rất ít khi được sưu tầm, người ta có thể đưa tất tả mọi thứ lên Internet.

4. Thường có những thiếu sót nghiêm trọng

Số hoá các tạp chí là một lợi điểm lớn cho thư viện. Tuy nhiên, ở những trang cung cấp tạp chí toàn văn, không phải người ta đưa tất cả lên đó. Những điểm không đầy đủ có thể gây ra những kết quả tệ hại như:

1. Các bài tạp chí thường thiếu nhiều phần quan trọng, nhất là phần ghi chú .

2. Trong những bài tạp chí đó, các phần trình bày dạng bảng, biểu đồ hay công thức thường không hiển thị đúng, đặc biệt khi in ra.

3. Các tạp chí trong bộ sưu tập số hoá thường thay đổi tên bài mà không được thông báo trước.

Một thư viện đặt mua các bài tạp chí từ tháng 9 đến tháng 5 năm sau của một tạp chí đã được số hóa. Khi đưa về sử dụng, người ta mới phát hiện ra các bài đã được số hóa đó không thật sự giống các bài đã được in và xuất bản theo cách truyền thống. Tư liệu số có nhiều ưu điểm vượt trội nhưng việc sử dụng chúng cần phải được xem xét, cân nhắc và đánh giá một cách kỹ lưỡng chứ không thể sử dụng ồ ạt, hoàn toàn tin tưởng được.

5. Chi phí cao và sự ngăn cản việc chia sẻ tài nguyên

Từ những năm 1970, mỗi năm có khoảng 50.000 tài liệu khoa học được phát hành.Trong số 1,5 tỷ tài liệu đó chỉ vỏn vẹn khoảng 2.000 tài liệu được đưa lên Internet (chiếm 0,000133%). Người ta cũng sẽ tự hỏi 20.000 tài liệu được xuất bản trước năm 1920 đang có ở trên mạng bao gồm những gì? Do không có những quy định, giới hạn về luật bản quyền nên đôi khi một tư liệu khi được số hoá được nâng giá thành lên cao gấp hai hay ba lần so với giá của bản in. Hơn nữa, các nhà cung cấp thường chỉ cho phép 1 quyền truy cập vào tư liệu số, nếu như có người đang sử dụng tư liệu đó thì những người khác sẽ không thể truy cập được. Khi trễ hạn, người sử dụng sẽ phạt tiền ngay lập tức mà không hề có cơ hội trình bày nguyên do.

6. Những giới hạn trong việc sử dụng phần mềm

Ít ai trong chúng ta còn nhớ khi đưa microfilm vào sử dụng, người ta đã từng kỳ vọng “sẽ làm cho thư viện nhỏ như cái cặp” hoặc khi phát minh ra chương trình giáo dục trên truyền hình, người ta cũng từng tuyên bố “sẽ có ít giáo viên hơn trong tương lai”. Khi sử dụng một phần mềm để đọc các loại tư liệu điện tử trong nửa giờ, kết quả rõ nét nhất chính là sự mỏi mắt và bệnh nhức đầu. Bên cạnh đó, nếu tư liệu có nhiều trang và phải in ra để đọc thì quả là một sự lãng phí rất lớn. Hơn thế nữa, một phần mềm thường có giá từ 200 USD đến 2,000 USD, phần mềm càng rẻ thì chất lượng càng kém và tác hại lên mắt càng lớn. Thực trạng này sẽ không thể thay đổi ngay được!

7. Tài nguyên và cơ sở để xây dựng thư viện số?

Cách đây vài năm, Trường đại học mới nhất của bang California được thành lập tại thành phố Monterey mà không có trụ sở thư viện. Nhưng trong những năm gần đây, trường đã chi ra khoản tiền hàng chục ngàn USD để mua sách vì họ không thể tìm thấy những tư liệu họ cần ở trên Internet. Trường ĐH Bách khoa Bang California, nơi tập trung đông đảo các kỹ sư và chuyên gia máy tính đã tiến hành khảo sát khả năng xây dựng một thư viện ảo trong 2 năm. Giải pháp của họ đưa ra là xây dựng một thư viện truyền thống với khoản đầu tư 42 triệu USD, dĩ nhiên, phải có các trang thiết bị điện tử hiện đại. Nói cách khác, cho đến thời điểm hiện nay người ta vẫn chưa thể xây dựng một thư viện ảo chỉ gồm các tư liệu số.

8. Kinh phí đầu tư đê số hoá tư liệu

Một điều hiển nhiên là khi thực hiện việc xây dựng thư viện số, nguồn kinh phí phảibỏ ra sẽ không thể tưởng tượng nổi, có khi người ta phải chi ra hàng chục ngàn USD để mua bản quyền một tư liệu. Với chi phí đó, chúng ta cũng chỉ có được một phiên bản cho mỗi thư viện đại học. Công ty truyền thông Questia Media được trang bị hiện đại cũng phải mất tới 125 triệu USD để số hóa 50.000 cuốn sách được phát hành trong tháng Giêng. Với mức chi phí như vậy, để số hóa một thư viện loại vừa với khoảng 40.000 tài liệu, người ta phải chi ra một khoản kinh phí khoảng 1.000.000.000 USD! Người ta cũng phải đảm bảo mọi sinh viên đều có thể truy cập vào thư viện mọi lúc mọi nơi. Ngoài ra, người ta cũng cần phải xác định sẽ xử lý và bảo quản tài liệu quý hiếm dạng nguyên bản như thế nào một khi chúng đã được số hoá? Một tình huống khác cũng cần được lưu tâm chính là nguồn năng lượng điện phải luôn được đảm bảo: sinh viên có thể dùng ánh sáng của ngọn nến để đọc, nhưng điều quan trọng là họ đọc những gì khi không thể truy cập vào thư viện để lấy tư liệu?

9. Internet: mêng mông nhưng hời hợt

Khi tìm kiếm trên Internet, người ta cảm thấy choáng ngợp trước những kết quả được tìm thấy. Nhưng trong kết quả khổng lồ ấy có lẫn cả những địa chỉ không còn tồn tại (thường được thấy bằng câu thông báo: This location is temporary unavailable!). Những thông tin trên Internet ít khi nào lưu trữ được trên 15 năm. Các nhà cung cấp thường xuyên thay thế những tư liệu mới đồng thời xoá bỏ những tư liệu cũ. Để truy cập vào những tư liệu cũ ấy, người ta lại phải trả thêm những khoản tiền lớn khác nữa. Đối với sinh viên, việc nghiên cứu không thể chỉ thực hiện trong những tài liệu được xuất bản trong vòng 10 – 15 năm qua mà còn phải nghiên cứu những tài liệu được xuất bản trước đó nữa.

10. Sự tiện dụng của Internet

Trong một cuộc điều tra gần đây, hơn 80% những người mua sách điện tử cho rằnghọ thích mua những cuốn sách được xuất bản ở dạng in truyền thống bằng phương thức giao dịch điện tử hơn là mua sách điện tử để rồi phải đọc chúng trên mạng Internet. Với lịch sử gần 1.000 năm in ấn phát hành, chúng ta cũng đã coi việc đọc sách là một hoạt động mang tính nhân bản. Điều này dường như sẽ không thay đổi trong hàng trăm năm sau nữa. Nếu như sự thay đổi có xảy ra thì dẫu sao cũng chỉ là sự thay đổi phương cách chuyển giao những tư liệu điện tử để đạt hiệu quả cao hơn. Một điều chắc chắn là mọi người vẫn luôn cầm và đọc sách chứ không phải là một máy tính. Người ta có thể mang theo sách đi bất kỳ một nơi nào mà không cần phải quan tâm về các điều kiện khác đểtruy cập vào Internet như năng lượng điện, hạ tầng kỹ thuật mạng và tài khoản truy cập Internet.